29 người đang online
°

Điều kiện tự nhiên

100%

1. Vị trí địa lý kinh tế

Thuận Nam là huyện ven biển của tỉnh Ninh Thuận, nằm ở phía Nam tỉnh. Phía Bắc giáp huyện Ninh Phước; phía Đông giáp biển; phía Tây giám huyện Ninh Sơn; phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận. Trung tâm huyện cách Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm về phía Nam và thành phố Phan Thiết về phía Bắc theo QL.1A khoảng 20 km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 56.453,11 ha, chiếm 16,81% DTTN toàn tỉnh. Dân số năm 2010 có có 55.187 người, chiếm khoảng 9,75% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 97,76 người/km2.

Trung tâm huyện có đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt, đường ven biển, tỉnh lộ 709 đi Ninh Sơn (nối với quốc lộ 27 đi Đà Lạt), tỉnh lộ 710 chạy qua, ngoài ra còn có cảng Cà Ná giao thương với trong nước và quốc tế bằng đường biển.

Với vị trí này Thuận Nam là cửa ngõ phía Nam của tỉnh, có điều kiện thuận lợi trong kết nối phát triển kinh tế xã hội với các huyện, thành phố trong tỉnh, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt Thuận Nam có quan hệ trực tiếp với các trọng điểm trên hành lang ven biển của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và tỉnh Ninh Thuận là: TP.Phan Rang Tháp Chàm trung chính trị - văn hóa - kinh tế của Ninh Thuận ở phía Bắc và thành phố Phan Thiết là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của tỉnh Bình Thuận ở phía Nam.

Bên cạnh đó, chủ trương phát triển năng lượng của cả nước và của tỉnh về năng lượng hạt nhân, năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời) đặc biệt là việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 của cả nước sẽ tạo cho Thuận Nam một vị thế, vị trí chiến lược về kinh tế - chính trị  - văn hoá - an ninh quốc phòng hết sức quan trọng của tỉnh, vùng, cả nước và quốc tế.

2. Địa hình

Thuận Nam nằm trong khu vực Duyên Hải Nam Trung bộ, có địa hình khá phức tạp. Bề mặt địa hình có dáng như một lòng chảo hở với gần 3 mặt Tây, Nam và Đông là những khối núi cao bao bọc, giữa là gò đồi và đồng bằng có địa hình thoải dần vào giữa dọc theo hướng quốc lộ 1A. Với đặc điểm trên đã tạo nên kiểu khí hậu vùng thung lũng và vùng bán sơn địa trở nên khắc nghiệt. Dựa trên cấu trúc và hình thể bề mặt cũng như tác động của quá trình ngoại sinh chiếm ưu thế, có thể chia địa hình trong huyện ra 3 dạng chính sau:

          a) Địa hình núi cao: Dạng địa hình này bao phủ gần hết phần phía Tây, phía Nam và một phần phía Đông của huyện, diện tích 24.849,1 ha, chiếm 44,02% tổng diện tích. Phân bố ở độ cao 70 - 1036m. Địa hình núi, có độ dốc lớn, chia cắt phức tạp. Hiện trạng rừng thưa chiếm 80% diện tích, còn lại là đất trống đồi núi trọc. Đây là địa bàn chủ yếu sản xuất lâm nghiệp, khai thác đá.

          b) Địa hình bậc thềm và đồi gò bán sơn địa: Địa hình gò đồi phân bố ở khu vực chân núi, độ cao 20 - 70m, độ dốc <200, diện tích 15.087,5 ha, chiếm 26,73% tổng diện tích. Hiện trạng chủ yếu là đất cây hàng năm khác, cây lâu năm (điều) và nương rẫy (màu, lúa cạn). Hướng sử dụng là phát triển nông-lâm kết hợp kiểu trang trại như: Đồng cỏ chăn nuôi gia súc có sừng, trồng điều, cây ăn quả, cây màu (sắn...) kết hợp rừng trồng chống xói mòn.

          c) Địa hình đồng bằng và trũng: Diện tích 16.516,5 ha, chiếm 29,26% tổng diện tích. Phân bố ở độ cao < 20m, dọc theo quốc lộ 1A kéo dài tư xã Phước Nam đến Cà Ná. Hiện trạng là ruộng lúa, ruộng màu, cụm công nghiệp, khu dân cư, ruộng muối, nuôi trồng thuỷ sản.

          Đặc điểm địa hình, độ cao và hướng địa hình cùng với vị trí địa lý đã tạo nên một kiểu khí hậu đặc thù của tỉnh Ninh Thuận nói chung và huyện Thuận Nam nói riêng là: nhiều nắng, gió, ít mưa.

3. Khí hậu, thời tiết

          Thuận Nam nằm trong vùng khí hậu khô hạn, mưa ít, nắng gió nhiều, lượng bốc hơi hàng năm cao (khoảng 1.662mm). Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau vơi các đặc trưng cơ bản sau:

+ Mưa tập trung chủ yếu vào 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm với lượng mưa trung bình năm750mm.

+ Nhiệt độ trung bình 27,70C, cao nhất là 39,90C (tháng 6), thấp nhất 14,40C (tháng 12), chênh lệch nhiệt độ ngày đêm từ 8,5 - 90C.

+ Nằm trong vùng dồi dào nắng, số giờ nắng bình quân năm là 2.720 giờ, tổng tích ôn hàng năm từ  9.500 – 10.0000C; đây là điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời.

+ Độ ẩm trung bình năm là 75%, cao nhất 83% (tháng 10), thấp nhất 71% (tháng 1-2)

+ Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành theo 2 hướng chính là Tây Nam và Đông Bắc, vận tốc trung bình đạt 6,8m/s, tốc độ gió mạnh nhất 25m/s  Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, hướng địa hình, nên tốc độ gió khá lớn và thổi đều trong năm, đây là điều kiện thuận lợi cho xây dựng các cụm điện gió có công suất lớn, giá thành thấp.

+ Bão: Trung bình cứ 4 ¸5 năm lại có 1 trận bão đổ bộ vào khu vực, bão không gây tác hại lớn như ở một số khu vực khác của miền Trung, nhưng gây mưa lớn và làm úng ngập một số khu vực hai bên bờ sông.

Nhận xét: Với đặc trưng khi hậu như trên đối với những vùng đất không có giải pháp thuỷ lợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt như vùng đồi núi phía Tây, thì điều kiện khí hậu của Thuận Nam là rất khắc nghiệt, mặt khác lượng bốc hơi lớn nên yêu cầu về nước của cây trồng cũng cao hơn những khu vực khác.

Ngược lại đối với vùng đất được cung cấp nước nhờ các công trình thuỷ lợi như Tân Giang, Sông Biêu (đang xây dựng) ..., thì với nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, không có mùa lạnh, là điều kiện thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi nguồn gốc nhiệt đới, cho phép thâm canh, tăng vụ để đạt năng suất và hiệu quả cao.

4. Thuỷ văn 

Trên địa bàn huyện có sông Lu la con sông chính chi phối phần lớn nguồn nước mặt với các hợp lưu là sông Biêu, sông Trăng, bắt nguồn từ các dãy núi cao chảy theo hướng Đông đổ về sông Cái - Phan Rang. Sông Lu có chiều dài 45 km, diện tích lưu vực 380 km2, lưu lượng trung bình hàng năm 2,19 m3/s. Ngoài ra ở phía Nam huyện Suối Quán Thẻ bắt nguồn từ Núi Gió huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận chảy qua huyện Thuận Nam, băng qua đường quốc lộ 1A rồi đổ ra biển Cà Ná với diện tích lưu vực 116 Km2, chiều dài 15 km.

5. Thuỷ triều

Vùng vịnh Cà Ná, Phước Diêm, Phước Dinh chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều. Thuỷ triều biển Thuận Nam có tính chất phức tạp, vừa có nhật triều, vừa có bán nhật triều. Biển Thuận Nam có thuỷ triều thấp, biên độ giao động từ 1,88- 2,2m nên không gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp mà có điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản và làm muối Đầm Sơn Hải - Phước Dinh (thuỷ sản), Cà Ná, Phước Diêm, Phước Minh.