CHỦ ĐỘNG ĐẨY MẠNH NÂNG CAO HUY ĐỘNG VỐN THỊ TRƯỜNG

Thời gian qua, bên cạnh việc huy động tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện còn chú trọng huy động tiền gửi trong dân cư ở ngay tại điểm trực giao dịch xã, NHCSXH huyện, từ đó tạo nhiều thuận lợi cho người dân khi tham gia gửi tiết kiệm tại Ngân hàng.

Khi ngân hàng triển khai chương trình huy động tiền gửi trong khu dân cư, gia đình bà đã đồng ý tham gia ngay với mong muốn góp một số vốn nho nhỏ để có thêm nhiều người nghèo khác được vay vốn và thoát nghèo như gia đình ông. Với ý nghĩa nhân văn, dùng chính dòng tiền huy động tiết kiệm tại các tổ vay vốn và cộng đồng dân cư để cho vay đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác nên thời gian gần đây hoạt động này nhận được sự hưởng ứng từ các tổ chức hội đoàn thể và người dân trên địa bàn huyện tham gia tích cực.

    Với vai trò là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, chị Phan Thị Thanh Thủy biết rằng việc huy động tiết kiệm tại địa phương tốt sẽ tạo điều kiện cho người dân ở xã mình được tiếp cận vốn vay từ NHCSXH đề đầu tư phát triển sản xuất. Chính vì vậy, với số tiền tích lũy từ nhiều năm nay, chị đã gởi tiết kiệm để bổ sung vào nguồn vốn cho vay của NHCSXH huyện Thuận Nam, đồng thời anh còn vận động nhiều hộ dân tham gia gởi tiết kiệm tại NHCSXH.

    Được triển khai thực hiện từ cuối năm 2016, đến nay, dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư của NHCSXH đã mang lại hiệu quả cao, từ đó tạo cơ hội để NHCSXH huy động nguồn vốn tại chỗ nhằm triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Với thời gian linh hoạt, lãi suất cạnh tranh, mức tiền gửi chỉ từ 500.000 đồng - khoản tiền vừa với khả năng tiết kiệm của nông dân, hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm ngay tại Điểm giao dịch xã của NHCSXH đã được người dân tích cực hưởng ứng, từ đó giúp các hộ dân vừa có vốn để dành, lại tiết kiệm chi phí thời gian đi lại. Đến ngày 30/11/2020, NHCSXH huyện Thuận Nam là một trong những huyện có số dư tiền gửi tiết kiệm tương đối cao với tổng số tiền trên 37 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 104% kế họach giao. Để thu hút được đông khách hàng tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng, ông Trần Quốc Bảo – Phó Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thuận Nam cho biết “Ngay khi có chỉ tiêu giao huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV và các tổ chức, cá nhân năm 2020, NHCSXH huyện Thuận Nam đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân. Tại cuộc họp của các tổ vay vốn, đơn vị đã cử cán bộ tín dụng xuống trực tiếp tại địa bàn hướng dẫn, giải đáp mọi khúc mắc của người dân về chương trình tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng đã tiến hành phối hợp với các hội, đoàn thể ở xã họp dân bàn bạc thống nhất về mức tiền gửi tại các tổ để ghi chép vào quy ước hoạt động của các tổ. Nhờ tích cực đẩy mạnh chủ trương tiết kiệm này, đến nay, chương trình đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của đông đảo người dân tại địa phương”.

    Hiện nay, quy trình tiếp nhận tiền gửi của NHCSXH hoạt động tương đối đa dạng, đã tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng, việc gửi và rút tiền có thể thực hiện ngay ở các Điểm giao xã định kỳ hàng tháng tại trụ sở UBND các xã trên địa bàn. Đặc biệt, lãi suất của NHCSXH tương đương với mức lãi suất huy động của các hệ thống ngân hàng thương mại khác, nên ngày càng nhận được sự quan tâm, thu hút người dân mạnh dạn gửi tiết kiệm…Để chủ trương huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua các tổ TK&VV thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần giúp nhiều hộ nghèo ở đây chủ động được nguồn vốn, trong thời gian tới, phía ngân hàng sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương này đến với các tổ viên chưa tham gia tiết kiệm, để người dân hiểu rõ và tham gia nhiệt tình hơn; tiếp tục phối hợp với UBND các xã vận động, tuyên truyền người dân trên địa bàn.

     Với việc tham gia gửi tiền tiết kiệm không cố định mức tiền gửi giúp người nghèo hình thành thói quen tiết kiệm, giảm gánh nặng trả nợ gốc, lãi, đồng thời tăng  sự đoàn kết, tương trợ giữa các thành viên trong tổ. Đối với ngân hàng, nguồn vốn huy động sẽ được bổ sung vào nguồn vốn cho vay, giúp ngân hàng giảm nợ quá hạn, bảo toàn nguồn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó, giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để thoát nghèo.

Trần Quốc Bảo-NHCSXH huyện