Bà Trần Thị Thích thoát nghèo từ nguồn vốn vay ngân hàng chính sách

          Nhờ tiếp cận và sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện đúng mục đích, gia đình bà từ hộ nghèo đến nay đã thoát nghèo bền vững.

          Sinh ra và lớn lên tại Phước Khánh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, lấy chồng tại Phường Mỹ Hương, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Nhưng vợ chồng bà Trần Thị Thích lại tình nguyện lên vùng kinh tế mới Thôn 1, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam để lập nghiệp. Nhờ tiếp cận và sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện đúng mục đích, gia đình bà từ hộ nghèo đến nay đã thoát nghèo bền vững.

          Gia đình bà Trần Thị Thích, hiện cư trú tại Thôn 1, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, trước đây là một trong những gia đình nghèo nhất của xã. Với 8 người con, 4 trai, 4 gái, con đông, cộng với công việc làm ruộng, rẫy gặp nhiều khó khăn, do hạn hán kéo dài, cây trồng không chủ động được nguồn nước tưới, nên gia đình bà thường xuyên thiếu trước, hụt sau. Nhưng với quyết tâm phát triển kinh tế gia đình trên mảnh đất khách. Ông bà cố gắng làm ăn, với tâm niệm trời không phụ lòng người. Năm 2010, gia đình bà được tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách, với số vốn ban đầu là 5 triệu đồng, gia đình bà đầu tư vào làm 03 sào rẫy, nhờ chịu khó làm ăn và trả lãi Ngân hàng đầy đủ, đến năm 2015 gia đình bà được Ngân hàng chính sách cho nâng mức vay lên 30 triệu đồng cho hộ cận nghèo, với số tiền trên gia đình bà đầu tư mua 2 con bò vỗ béo và trồng cỏ tại rẫy, để chủ động nguồn thức ăn. Nhờ chịu khó chăm sóc, sau hơn 1 năm bò lớn, gia đình bà bán vào đầu tư mua 2 con bò cái sinh sản, đến nay tổng số bò lớn nhỏ của gia đình bà là 6 con. Đến năm 2018, gia đình bà chính thức thoát nghèo và được ngân hàng chính sách nâng mức vay lên 50 triệu đồng từ chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo. Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện, gia đình bà hiện nay đã thoát nghèo bền vững.

          Bà Trần Thị Thích, Thôn 1, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam cho biết: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn, do con cái đông, làm ruộng, rẫy lại không chủ động nước, hai vợ chồng phải đi làm thuê cho người ta, nên thu nhập không ổn định, không thể trang trải đầy đủ chi phí sinh hoạt cho 10 người trong gia đình. Năm 2010, qua Hội Phụ nữ thôn 1, tạo điều kiện cho gia đình tôi vay 5 triệu đồng từ NHCSXH huyện để cải tạo đất làm rẫy, đến năm 2015 thì gia đình được NHCSXH huyện nâng mức cho vay lên 30 triệu đồng cho hộ cận nghèo, năm 2018 gia đình bà tiếp tục được NHCSXH huyện cho vay 50 triệu đồng, hộ mới thoát nghèo.  Đến nay, nhờ nguồn vốn vay và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và chăm chỉ làm ăn, từ chăn nuôi, làm rẫy trồng táo, trừ chi phí ra, gia đình tôi có thu nhập hơn 50 triệu đồng, có điều kiện nuôi con cái trưởng thành”. 

          Hiện nay, trên địa bàn xã Nhị Hà có 19 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), trong đó có 848 hộ được tiếp cận  nguồn vốn tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ 09 chương trình tín dụng là trên 27 tỷ đồng. Trong đó Hội Phụ nữ ủy thác quản lý 05 tổ TK&VV với 216 hộ vay, với tổng vốn vay 7,133 triệu đồng. Để nguồn vốn vay đến đúng đối tượng, các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, tổ TK&VV trên địa bàn xã đã tổ chức họp bình xét cho vay đảm bảo dân chủ, công khai theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được chính quyền phê duyệt hằng năm. Bên cạnh đó, chính quyền xã tích cực tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, quy định của ngân hàng; kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ TK&VV, tránh tình trạng vay hộ, chiếm dụng vốn. Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, sau một tháng giải ngân cho vay, NHCSXH huyện phối hợp với các tổ TK&VV của xã đến từng gia đình động viên, hướng dẫn các hộ sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích.

          Phát biểu chị Phạm Thị Bích Duyên - Thôn 1 - xã Nhị Hà - Huyện Thuận Nam. Là tổ trưởng quản lý các hộ vay vốn, với 58 hộ viên. Đa số bà con vay vốn điều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích chăn nuôi và trồng trọt . Trong số đó có hộ của bà Trần Thị Thích, có vay hộ nghèo trước đây, đã sử dụng tiền vào trồng cỏ chăn nuôi bò và trồng táo. Đến nay gia đình làm ăn rất là tốt, hiện nay đã thoát nghèo bền vững.

          Những năm qua, NHCSXH huyện Thuận Nam là một trong những điểm tựa vững chắc cho nhiều gia đình nghèo, cận nghèo và nhiều đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo, ổn định kinh tế, làm giàu chính đáng trên những vùng đất nắng như rang, gió như phan này. Những đối tượng mà NHCSXH huyện cho vay  đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, góp phần không nhỏ vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương, chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây được cải thiện rõ rệt. Góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Thuận Nam nói chung, xã Nhị Hà nói riêng.

          Phát biểu ông Trần Quốc Bảo – Phó giám đốc NHCSXH huyện Thuận Nam nhận xét: "Trước tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19, cùng như hạn hán kéo dài. NHCXH huyện cũng tiếp tục tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để giải ngân các chương trình tín dụng do Trung ương giao. Qua công tác phối hợp NHCXH huyện cũng chuyển tải kịp thời nguồn vốn về địa phương để thực hiện cho vay các đối tượng nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua công tác cho vay NHCXH huyện cũng đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể kiểm tra, đánh giá hộ vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, cũng tạo điều kiện cho hộ vay phát triển kinh tế. Qua kiểm tra có hộ bà Trần Thị Thích, hộ vay thuộc hộ nghèo vay vốn đã sử dụng đúng mục đích nuôi bò, trồng táo, đến nay hộ đã thoát hộ nghèo, kinh tế gia đình ổn định". 

          Với tinh thần vượt khó vươn lên, gia đình bà Trần Thị Thích là một trong những tấm gương điển hình vượt khó vươn lên thoát nghèo bên vững, nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện mà chúng ta cần noi theo.

Vân Lê